TẠI SAO SME CẦN BRANDING VÀ BRANDING NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TẠO SỰ KHÁC BIỆT CHO SME VỪA VÀ NHỎ – MOVAD

Branding – theo định nghĩa của số đông các chuyên gia thì là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp, là việc khởi sự niềm tin và lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm và danh tiếng của doanh nghiệp thông qua những nổ lực giúp họ nhận diện và phân biệt sản phẩm của bạn với vô số những sản phẩm khác trên thị trường.

Vai trò của Branding

Để xây dựng một thương hiệu thành công, có 4 thuật ngữ nhất định phải nắm rõ chính là Branding, Marketing, PR, Quảng cáo. Bỏ qua những khái niệm sâu xa về các thuật ngữ, lấy ví dụ cụ thể về một thương hiệu nổi tiếng như Apple, để cho ra đời hàng loạt siêu phẩm về công nghệ Marketing chiếm vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng theo nhiều phân tầng khác nhau; Quảng cáo giúp thu hút sự chú ý, khơi gơi nhu cầu và khiến cho hình ảnh của sản phẩm lưu giữ thật lâu trong tâm trí khách hàng; PR sẽ xây dựng mối quan hệ và dùng bên thứ 3 (báo chí, người có ảnh hưởng) để nói về ưa điểm của sản phẩm.

Và cuối cùng, không giống như những “người anh em” ở trên, Branding không  là bộ mặt, là sự liên tưởng, là cảm xúc của thương hiệu, ví như khi nói đến laptop xịn dùng để thiết kế người ta sẽ nghĩ ngay đến Macbook của Apple, và nói về coffee thì lập tức sẽ là Trung Nguyên, Starbuck…

Tại sao phải làm Branding?

Khi đã quyết định kinh doanh, tạo dựng thương hiệu thì doanh nghiệp bắt buộc phải đối mặt với thực tế “Brand” hay “Bị Brand”. Nếu như không chủ động khẳng định tên tuổi, định vị thương hiệu thì thị trường sẽ làm việc đó thay bạn. Dĩ nhiên không ai muốn đem “đứa con” của mình cho người khác nuôi, cũng như mang thương hiệu của mình cho người khác phán xét và định đoạt.

Doanh nghiệp cần có sự khác biệt, doanh nghiệp cần tăng giá trị lợi ích mang lại cho khách hàng và doanh nghiệp cần xây dựng khách hàng trung thành, quá nhiều điều một doanh nghiệp cần, và cho đến hiện tại Branding là cách tốt nhất để giải quyết bài toán trên. Một sự khác biệt thông qua logo, website, gợi nhớ thông qua hình ảnh, cảm xúc và biến họ thành khách hàng trung thành khi liên tục gây ấn tượng và được nhắc nhớ những trải nghiệm tuyệt vời đến từ thương hiệu. Tại sao không?

Làm thế nào để tạo sự khác biệt về branding cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ?

Huyền thoại viết quảng cáo David Ogilvy từng có một đúc kết để đời: “Trung bình một người tiêu dùng xem 20.000 quảng cáo mỗi năm, thật tội nghiệp. Phần lớn quảng cáo đó đi qua trí nhớ của họ như nước đổ lá khoai. Hãy tung một điểm khác biệt đặc sắc vào quảng cáo của bạn, một tiếng vang có khả năng gắn kết vào tâm trí người tiêu dùng. Tiếng vang này sẽ là một thiết bị dễ nhớ hoặc một biểu tượng có liên quan – như chiếc vương miện trong quảng cáo của chúng tôi đã thực hiện cho Imperial Magazine”.

Chuẩn lý thuyết là như vậy. Nó đã được chứng thực gần 50 chục năm nay. Từ tây sang đông. Từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp bé.

Tuy nhiên nội hàm của khác biệt thương hiệu không chỉ nằm ở những phương thức triển khai mang đậm tính kỹ thuật. Khác biệt thành công hay không, còn nằm ở cách hiểu và cách tiếp cận vấn đề của doanh nghiệp.

Điều này rất quan trọng. Đặc biệt đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), vốn mỏng về nguồn lực con người về tài chính, bé về quy mô và hạn chế về năng lực triển khai.

Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có thể lưu ý một số điểm sau đây khi xây dựng chiến lược khác biệt thương hiệu cho mình.

Suy nghĩ thực tế

Khác biệt thương hiệu quan trọng, nhưng nó chỉ là một trong chuỗi các mắt xích doanh nghiệp phải làm để đạt được mục tiêu bán hàng.

Sản phẩm, thương hiệu, quảng cáo, content và phân phối – khâu nào cũng quan trọng. Khác biệt thương hiệu không có ý nghĩa gì khi các khâu còn lại của chuỗi giá trị được thực hiện không đến nơi đến chốn.

Nhiều doanh nghiệp tiến hành xây dựng chiến lược thương hiệu trong khi sản phẩm còn chưa tốt, cũng chưa có nhân sự để triển khai. Họ đến với nhà tư vấn với hy vọng ngất trời rằng thương hiệu là chìa khóa vạn năng. Đó là quan niệm rất sai lầm! Mà khi lệch lạch về tư duy, mọi thứ sẽ lệch lạc theo.

Đừng bắt chước một cách máy móc

Một trong những sai lầm của SME là bắt chước cách làm của các doanh nghiệp lớn có cùng phân khúc cạnh tranh với họ. Nguy hiểm hơn nữa là làm theo đối thủ có sự tương thích về mô hình kinh doanh. Với nguồn lực và uy tín thương hiệu thua kém nhiều, dù dùng cùng một “vũ khí” và phương thức, “cuộc chiến” dường như đã được định đoạt từ khi nó chưa bắt đầu.

Cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu khách hàng

Ưu thế lớn nhất của SME so với các doanh nghiệp lớn là sự linh hoạt và khả năng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng. Khi mọi cái liên quan đến nguồn lực và kinh nghiệm đều thua xa, cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ cho các khách hàng khác nhau chính là vũ khí cạnh tranh lợi hại của nhóm SME. Điểm khác biệt này trên thực tế đã giúp nhiều SME có một “định vị” rõ ràng khi tiếp cận khách hàng.

Khác biệt thương hiệu quan trọng, nhưng nó chỉ là một trong chuỗi các mắt xích doanh nghiệp phải làm để đạt được mục tiêu bán hàng.

Đầu gà hơn má lợn (chiến lược tập trung)

Với quy mô và nguồn lực hạn hẹp, dàn trải các mục tiêu kinh doanh và phân khúc thị trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hụt hơi của SME.

Đặt mục tiêu quá nhiều cho một chiến lược thương hiệu, (trong content) ôm đồm quá nhiều thông điệp nhưng không có lấy một cái đủ sâu và hấp dẫn. Cứ thế, doanh nghiệp chi tiền (từ ngân sách hạn hẹp) cho những hoạt động không mang lại hiệu quả thực tế nào.

Nổi bật về hình thức

Hình thức rất quan trọng, đừng bỏ qua điều này!

Sự khác biệt không phải khi nào cũng đến từ những thứ lớn lao. Hành vi mua hàng của khách hàng rất thực tế. Có nhiều khi họ chọn sản phẩm chỉ vì nó có hình thức bắt mắt hơn.

Không phải khi nào khách hàng cũng có thời gian suy xét kỹ lưỡng cái bên trong. Thương hiệu cũng như con người, nhiều khi yêu nhau và đến với nhau chỉ vì những điều thật nhỏ nhặt bề ngoài.

“Lúc bán nước chè xanh ở chợ làng, anh em tôi chẳng ai dạy đã biết khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ bằng những việc đơn giản như thay bát sắt Trung Quốc “cóc gặm” (tróc men) bằng bát sứ Hải Dương để nước nhìn xanh hơn, ngon miệng hơn. Anh em tôi đã tạo khác biệt về hình ảnh sản phẩm, bắt đầu từ khác biệt về bao bì, đóng gói. Anh em tôi còn biết bán chè xanh kèm mật mía, tức là dùng một sản phẩm bổ sung để gia tăng giá trị, tạo sự khác biệt cho sản phẩm chính”, chia sẻ rất “đời” của anh Nguyễn Anh Tuấn – thành viên Ban Tư vấn các SME của thành phố Sydney (Australia).

Tiếng vang của điểm khác biệt, đối với SME, thường đến những điều nhỏ nhặt, từ những chi tiết cụ thể, và từ cách suy nghĩ thực tế của chính họ.

Nguồn: Tổng hợp

Viết một bình luận