Chào mọi người! Đã bao giờ mọi người tự hỏi làm thế nào mình có thể khiến khách hàng tin tưởng và thử sản phẩm của mình chưa nhỉ (Nhất là với ngành hàng FMCG với đặc tính chọn nhanh mua nhanh)?
Sau khi suy nghĩ thì mình nhận ra:
“Để khách hàng thực sự tin tưởng thì còn gì tốt hơn là để họ trực tiếp thử sản phẩm, vừa chân thực, vừa đánh được thẳng vào quyết định mua hàng của họ?”
Phương thức này còn được gọi là Sampling – một thuật ngữ Sampling không còn xa lạ với Marketers gạo cội. Tuy nhiên, với người mới vào nghề thì Sampling là gì còn là khái niệm khá lạ lẫm, nên hôm nay mình muốn viết một bài ngắn tổng hợp và chia sẻ với mọi người!
Vậy Sampling là gì?
Sampling có thể hiểu là phát sản phẩm mẫu hay mẫu dùng thử. Đây là hình thức Marketing giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng và cho người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm đó.
Đây là hình thức marketing thông minh bởi thông qua hình thức này, doanh nghiệp, công ty có thể thu hồi ý kiến của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá độ ưa thích của khách hàng với sản phẩm để thay đổi, hoạch định chiến lược phù hợp hoàn thiện sản phẩm một cách hoàn hảo nhất.
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các cô PG trong siêu thị đứng phát sản phẩm dùng thử, cũng như những xe đẩy bắt mắt ngoài đường phố phát sản phẩm miễn phí. Trong đó lĩnh vực FMCG được thống kê là áp dụng Sampling nhiều nhất trong các lĩnh vực hiện nay.
Các hình thức truyền thống của Sampling
FACE TO FACE: Hình thức này được thực hiện trực tiếp tại địa điểm ngoài trời thu hút nhiều đối tượng khách hàng ví dụ như bệnh viện, trường học, chung cư, siêu thị… Face to face giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, và trong số đó có đối tượng khách hàng tiềm năng mong muốn.
Tuy vậy, hình thức Face to face yêu cầu chi phí cao (dùng để thuê địa điểm, nhân viên, vận chuyển) cũng như khó tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu do số lượng khách hàng lớn
Lấy ví dụ như Nestle muốn chào hàng sản phẩm Matcha tea mới ra mắt dành cho đối tượng học sinh, sinh viên thì trường học và kí túc xá sinh viên có thể là những địa điểm thích hợp đánh đúng đối tượng khách hàng.
DOOR TO DOOR: Hình thức này thực hiện tốn kém và mất công sức hơn Face to Face. Do được mời chào và thực hiện cá nhân hóa giữa doanh nghiệp và khách hàng. Hình thức này cũng yêu cầu nhân viên được đào tạo bài bản hơn và cũng cần vượt qua các bài kiểm tra sát hạch.
Tuy nhiên, Door to door không bao phủ được nhiều mục tiêu khách hàng, và cũng có thể gây ra sai sót trong quá trình chào hàng khi không chọn được khách hàng tiềm năng.
Những địa điểm và đối tượng có thể thực hiện phát sampling
Siêu thị, chợ, tiệm tạp hóa: Đây là nơi có thể phát bất cứ mặt hàng nào, lại có thể kích thích mua hàng ngay vì hàng hóa có bán sẵn. Đây là nơi phát sampling rất thông dụng cho nên bạn dễ dàng trong việc xin phép, xin báo giá và được hỗ trợ một cách chuyên nghiệp.. từ chủ địa điểm
Nhà hàng, quán ăn, quán cafe, quán bar: Phù hợp để mời thực khách dùng thử các sản phẩm như đồ uống, thuốc lá, mỹ phẩm,v.v.
Tòa nhà văn phòng: Có thể giới thiệu các loại mỹ phẩm, cafe uống liền, một số tòa nhà bạn có thể chỉ cần xin phép lực lượng bảo vệ, tuy nhiên cũng có nhiều tòa nhà bạn cần xin phép Ban quản lý tòa nhà.
Trường học, nhà văn hóa: Có thể cho dùng thử sản phẩm dành cho giới trẻ, thức ăn, đồ uống, đĩa cài đặt phần mềm, game…
Bệnh viện, trung tâm thể dục, thẩm mỹ viện: Thích hợp để phát các loại sữa, thực phẩm chức năng bồi bổ sức khỏe, làm đẹp, tăng giảm cân,v.v. đến các đối tượng quan tâm sâu sắc đến sức khoẻ và làm đẹp.
Các hội chợ triển lãm, Event đông người: Một dịp tụ tập đông người là nơi tốt để phát sampling nhưng cần chắc chắn là bạn có sự đồng ý của người tổ chức Event đó để tránh sự ngăn cản làm ảnh hưởng đến kế hoạch.
Đính kèm báo, tạp chí: Các mẫu mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… với đặc tính nhỏ gọn có thể được đính kèm các tạp chí mà độc giả là khách hàng tiềm năng của sản phẩm.