19 Chiến Lược Quảng Bá Thương Hiệu Hiệu Quả

Theo nguyên cứu của Hubspot, thiếu ngân sách là một trong những thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt trong quá trình phát triển. Trừ khi doanh nghiệp của bạn sở hữu một nguồn vốn khổng lồ, bạn sẽ chẳng ngại ngần thực hiện phép thử sai, bỏ tiền túi ra vô tư trong các dự án bạn có niềm tin. Nhưng hầu hết chúng ta đều chẳng dư dả gì, nên việc làm sao để sử dụng nguồn vốn đó sao cho hợp lý và hiệu quả nhất là một điều vô cùng quan trọng.

Bài viết này là top 19 chiến lược để quảng bá thương hiệu của bạn hiệu quả nhất, trong giai đoạn ban đầu mới hình thành với ngân sách Marketing hạn hẹp.

#1. Tạo lập Website

Dù bạn có thể dành vài tháng đến cả năm trời để hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ bằng tất cả nỗ lực và sự tâm huyết, bạn mới chỉ hoàn thành một bước trong quá trình dài hơi đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Điều khó khăn hơn cả là làm thế nào để quảng bá sản phẩm/ thương hiệu mình tới đối tượng khách hàng tiềm năng.

Ngay lúc này, điều tốt nhất bạn có thể làm là tạo dựng một thông điệp sản phẩm tốt, thứ giúp nhấn mạnh tính hữu dụng và cần thiết nơi thương hiệu của bạn. Bạn cần xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình, rằng bạn là ai và bạn đang cung cấp sản phẩm gì.

ẢNH

Quá trình xây dựng này giúp gia tăng tính nhận diện của thương hiệu trong mắt người dùng, để một khi họ bước tới siêu thị và sẵn sàng mua hàng, chính bạn (chứ không phải một thương hiệu nào khác), là thương hiệu được người tiêu dùng lựa chọn vào giỏ mua hàng.

Mặt khác, việc xây dựng Website giúp bạn tạo dựng lên nhóm khách hàng tiềm năng và ghi điểm trong tâm trí của họ. Trên thực tế, các báo cáo cho thấy khoảng 96% khách truy cập đến một trang Web mà chẳng mua hàng hóa này. Để họ móc hầu bao, hãy tập trung vào các chiến lược SEO.

#2. SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Trừ khi bạn là những gã khổng lồ kiểu Apple hay Google, bạn mới có thể tự tin rằng ai cũng biết thương hiệu của bạn là gì và những sản phẩm nào bạn đang cung cấp.

ẢNH

Đó là lý do vì sao bạn cần tập trung vào SEO (tối ưu hóa hệ thống tìm kiếm, search engine optimization), để mỗi khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm một sản phẩm / dịch vụ nào đó, bạn sẽ là thương hiệu đầu tiên hiện lên trong mắt của họ.

#3. Social Network – Mạng xã hội

Con người ngày nay sử dụng mạng xã hội như một hoạt động thường nhật – nhiều hơn gấp năm lần so với hoạt động mua sắm, đặc biệt là so sánh với những thời kỳ trước đây. Những nền tảng mạng xã hội nổi tiếng nhất hiện nay là Facebook, Twitter, Reddit, Instagram và nhiều cái tên khác.

ẢNH

Sự khác biệt giữa các nền tảng chính là tính tương tác giữa các người dùng. Chính vì thế, bạn phải nắm vững đặc trưng của từng loại hình mạng xã hội, và lựa chọn nền tảng phù hợp nhất với thương hiệu và chiến lược quảng bá thương hiệu bạn đang theo đuổi.

#4. Live Streaming

Nhiều nền tảng mạng xã hội cho phép các người dùng giao lưu trực tuyến với nhau. Chúng ta gọi chức năng này là Live Streaming. Còn gì tiện dụng hơn việc bạn giao lưu với đối tượng khách hàng trọng tâm (một cách trực tiếp) và truyền tải thông điệp thương hiệu của mình?

#5. Điểm độc đáo khác biệt của thương hiệu

Bạn có thể nói rằng giờ chẳng có thương hiệu nào có thể đảm bảo rằng nó mang tính độc nhất và khác biệt 100% cả. Quan điểm đó phần nào đó đúng, nhưng chẳng ai dám phủ nhận sự sáng tạo, độc đáo, vui nhộn, thân thiện của các thương hiệu, nếu họ tìm được chính xác điểm độc đáo trong sản phẩm / dịch vụ mình đang cung cấp. Đó chính là thứ mà khách hàng lưu tâm nhất mỗi khi tiếp nhận thương hiệu của bạn qua các công cụ truyền thông.

ẢNH

Ví dụ, bạn có thể sử dụng những thước phim quảng cáo vui nhộn và hài hước để truyền tải thông điệp bạn muốn gửi gắm. Điều đó vô hình chung tạo nên điểm khác biệt rõ nét nhất giữa bạn và đối thủ cạnh tranh rồi.

#6. Kể một câu chuyện

Chiến thuật này có nét tương đồng với những chiến thuật bên trên. Để được khắc cốt ghi âm trong lòng người tiêu dùng, bạn cần “làm bạn” với họ. Muốn làm bạn, bạn phải khơi gợi những dòng cảm xúc trong họ, có thể là sự ngưỡng mộ, ngạc nhiên, hay sự đồng cảm.

Có rất nhiều cách lồng ghép câu chuyện có ý nghĩa với thương hiệu. Đó có thể là câu chuyện về những người con mong muốn được chia sẻ tình yêu thương với người mẹ nhân dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch), hoặc là câu chuyện về những người nhân viên yêu mến công ty, muốn gắn bó với doanh nghiệp vì cuộc sống của họ đã đổi thay (một hình thức của Employer Branding – Thương hiệu nhà tuyển dụng).

Dù với cách làm nào, việc đảm bảo khơi gợi cảm xúc trong người xem vẫn là yếu tố quan trọng nhất của chiến thuật này.

#7. Sử dụng influencer

Hiện nay, có tới 75% các thương hiệu trên toàn thế giới sử dụng influencer (người có tầm ảnh hưởng lớn đối với công chúng) làm đại diện để quảng bá và giúp brand tới gần hơn với khách hàng.

Rất đơn giản, bạn chỉ cần liên hệ với các blogger có tiếng, nhờ họ review cho các sản phẩm / dịch vụ mình cung cấp và “ngầm” truyền tải thông điệp bạn muốn gửi gắm, hay sử dụng những celebrity có tiếng làm đại diện cho thương hiệu, mở rộng phạm vi tiếp cận thông qua các post mạng xã hội của người nổi tiếng,…

ẢNH

Phương pháp tiếp cận này giúp bạn có thể dễ dàng truyền tải điều bạn mà muốn khách hàng nhận biết, cũng như nắm bắt được phản ứng thật về sản phẩm từ họ.

#8. Tạo content chất lượng

Rõ ràng, khách hàng luôn yêu thích những content chất lượng, nhưng đừng quên cả Google cũng vậy. Có rất nhiều phương cách thú vị để bạn truyền tải thông điệp của mình tới khách hàng, như infographic, blog, video và nhiều thứ khác. Phương thức tiếp thị hiệu quả không chỉ tạo ra lượng truy cập đột biến và tăng lượng doanh thu bán hàng, mà nó còn giúp bạn trở thành một “chuyên gia” trong lĩnh vực thông tin mà bạn vừa cung cấp.

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp không muốn là người sáng tạo ra nội dung (bởi nhiều lý do, một phần vì họ không tự tin vào chất lượng của chúng, tính thuyết phục khi thông tin được truyền tải từ bên trung lập thứ ba, hoặc việc sử dụng bên thứ ba sẽ đem lại hiệu quả cao hơn).

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp phải sử dụng các agency thứ ba để sản xuất content Marketing, có thể đem lại cho họ thành quả là những nội dung đột phá hơn mong đợi.

#9. Sử dụng LinkedIn

Chúng ta đều đã biết tầm quan trọng của việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội, blog, website bên thứ ba để truyền tải thông điệp truyền thông. Một trong những công cụ hiệu quả ở đây chính là LinkedIn. Nó được thiết kế nhằm liên kết các thành viên trong doanh nghiệp, từ nhân viên, nhà quản lý, cho tới các nhân vật có tầm ảnh hưởng trong giới doanh nghiệp. LinkedIn cũng cho thấy sự phát triển vượt bậc của nó trong thời gian quan.

ẢNH

Chính vì thế, việc sử dụng công cụ truyền thông này có thể giúp sản phẩm / dịch vụ của bạn có thể tiếp cận và quảng bá thương hiệu tới những người có thể giúp ích nhiều trong chiến lược quản trị và phát triển thương hiệu bạn.

#10. Đưa ra những thông tin hữu ích

Cung cấp những thông tin hữu ích tới đối tượng khách hàng tiềm năng là thứ giúp tăng nhận diện cho thương hiệu của bạn. Quảng giáo khách hàng (educate the customer) luôn là một trong những cách truyền thông hiệu quả và có tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất. Bạn có thể cân nhắc một số phương cách đơn giản, như sử dụng podcast, cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích, mở lớp / sự kiện học thuật miễn phí,…

ẢNH

Thêm nữa, nhằm hỗ trợ khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn sao cho hiệu quả nhất, một trang FAQ (Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng dịch vụ) là một thứ nên cân nhắc để xây dựng. Đây là nơi mà khách hàng có thể tìm kiếm mọi thông tin hữu ích khi sử dụng sản phẩm, chứ không phải mò vào trang web của đối thủ để giải đáp thắc mắc.

#11. Podcast

Nếu bạn tự hào rằng sản phẩm / dịch vụ bạn có thể tiếp cận tới nhóm đối tượng khách hàng ngách, chẳng khó khăn gì mà bạn không tối đa hiệu quả truyền thông thông qua podcast. Nơi bạn có thể truyền tải chúng bằng giọng nói – một trong những phương thức thuyết phục người nghe hữu ích nhất.

#12. Giveaway

Những chiến dịch giảm giá, hoặc giveaway luôn thu hút nhiều sự chú ý từ người tiêu dùng, đặc biệt với những sản phẩm hữu hình. Còn điều gì lấy lòng khách hàng hơn một giỏ quà chứa đựng cả tấm lòng thành bạn muốn gửi gắm tới họ, còn gì shock hơn mức giảm 50% cho một chiếc áo cao cấp, có gì ý nghĩa hơn việc bạn gửi kèm một cuốn e-Book hữu ích cho các khách hàng thân thiết.

Việc sử dụng giveaway không chỉ giúp tăng nhận diện thương hiệu tới các đối tượng khách hàng trọng tâm, mà còn giúp cải thiện sự thiện cảm, và lòng trung thành của họ đối với brand bạn đang xây dựng.

#13. Infographic

Hình ảnh luôn là thứ thu hút sự chú ý của người xem, hơn là những dòng content khô khan. Thông tin sẽ trở nên thú vị hơn nhiều nếu nó được trình bày một cách sinh động, bằng những diagram bắt mắt, đi kèm các nhóm màu sắc sống động.

#14. Quảng cáo trên xe hơi

Sử dụng những chiếc xe hơi / xe buýt chạy vi vu quanh thành phố, truyền đạt những thông điệp bạn muốn gửi gắm là một phương thức khá là thú vị.

ẢNH

Nhất là trong bối cảnh con người giờ đây quá bận rộn trên đường phố, chẳng có chút thời gian giải trí nào để xem vô tuyến, lướt facebook hay xem video trên YouTube. Việc này sẽ giúp xây dựng tính nhận diện của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, có thể chậm đấy, nhưng đầy chắc chắn.

#15. Remarketing

Việc tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu sẽ chẳng hiệu quả nếu thiếu hoạt động Remarketing. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đang đặt quảng cáo của họ ở mọi nơi trên Internet, để thu hút mọi sự chú ý, mọi ánh nhìn từ người đọc.

Nó rất quan trọng trong chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp, nhằm đẩy mạnh quá trình mua hàng của khách, khi mà thương hiệu đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng, và chỉ cần một chút sự thúc đẩy nữa để họ kết thúc hành vi mua hàng của mình.

ẢNH

Đừng quên sử dụng blog, podcast hoặc các phương tiện truyền thông xã hội, bởi vì điều này sẽ mang đến cho người tiêu dùng cảm giác rằng thương hiệu của bạn lớn hơn nhiều so với thực tế. Nói chung, Remarketing là một phương thức truyền thông tuyệt vời để nâng cao conversion rate một cách nhanh chóng.

>>> Sử dụng Persona – Chân dung khách hàng để nắm bắt chính xác hành vi, suy nghĩ của khách hàng

#16. Quảng cáo trả tiền trên mạng xã hội

Người ta thường nói rằng, việc sử dụng SEO hay xây dựng content để thúc đẩy lượng organic reach/traffic trên Google hay Facebook là một công việc rất đau đầu, đòi hỏi nhiều công sức và phải lao tâm khổ tứ thực sự. Vậy tại sao bạn không trả tiền để loại bỏ đi những nỗi phiền muộn này.

Thực tế cho thấy, trên một số nền tảng xã hội như Facebook hay Twitter hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều có thể bắt đầu ngân sách quảng cáo từ con số rất hợp lý.

#17. Xây dựng mạng lưới liên kết

Một phương cách khác giúp nâng cao tính nhận diện cho thương hiệu của bạn, đó chính là xây dựng mạng lưới liên kết thông qua các sự kiện như trade show, hội thảo hay tham gia sự kiện giao lưu giữa các doanh nghiệp.

Điều quan trọng trong những sự kiện này, là bạn có đầy đủ cơ hội để tiếp cận tới những nhóm khách hàng tiềm năng, những người mà nếu không có các sự kiện này sẽ rất khó có thể biết đến doanh nghiệp bạn.

ẢNH

Đừng giới hạn suy nghĩ rằng: Các sự kiện kể trên chỉ được sử dụng nhằm mục tiêu thúc đẩy doanh số bán hàng. Đó là một cơ hội tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ, nâng cao tính nhận diện thương hiệu, và là cơ hội ghi điểm trong mắt đối tượng khách hàng tiềm năng.

#18. Xây dựng thương hiệu mạnh

Trước khi tập trung vào những phương thức truyền thông khác, điều đầu tiên bạn nên làm là tách biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh, tìm ra unique selling point, và xây dựng hệ thống thương hiệu đủ mạnh để cạnh tranh. Đó là tên thương hiệu, logo, tầm nhìn và mục tiêu giúp thương hiệu của bạn có thể kết nối tới đối tượng khách hàng tiềm năng.

Hãy sử dụng hệ thống font, màu sắc, hình khối và phong cách thiết kế có thể nổi bật rõ đặc tính sản phẩm / dịch vụ bạn muốn cung cấp. Thứ bạn muốn truyền tải tới khách hàng là gì? Bạn nên cân nhắc những thành tố phía trên để xây dựng nhận diện và giá trị cốt lõi trong thương hiệu của mình.

#19. Gắn kết với khách hàng

Hành vi mua hàng của người tiêu dùng chung quy lại vẫn chỉ là một hành vi xã hội. Trong quá trình mua hàng, con người ta cần lý do và những thông tin bổ trợ đủ mạnh để củng cố quyết định của mình. Ví dụ, nếu khách hàng nghe lời khuyên của bạn bè rằng trang Web này đáng tin cậy để mua đồ, họ sẽ chẳng ngần ngại gì móc hầu bao mua đồ.

Điều mà các doanh nghiệp cần khi xây dựng thương hiệu, đó là họ cần gắn kết mình với khách hàng, thông qua hiệu ứng truyền miệng và hệ thống đánh giá trực tuyến (online review). Nếu những phương thức truyền thông trên với doanh nghiệp là tích cực, sự tác động của nó tới quyết định mua hàng của khách hàng mới là rất cao.

Tại sao thương hiệu cần chiến lược định vị theo khách hàng?

Một trong những chiến lược hiệu quả để gắn kết thương hiệu của bạn tới cộng đồng, là xây dựng chúng trở nên một thương hiệu có trách nhiệm với xã hội (CSR) – đem lại những giá trị tốt đẹp nhằm thúc đẩy cộng đồng phát triển bền vững.

Tổng kết lại, việc hoàn thiện một sản phẩm / dịch vụ chỉ đơn thuần dựa trên việc phát triển các đặc tính của chúng là chưa đủ để khách hàng quyết định mua hàng. Điều bạn cần là xây dựng chiến dịch truyền thông hiệu quả, một hệ thống nhận diện thương hiệu đủ mạnh, và biết cách gắn kết khách hàng với thương hiệu. Đó mới chính là bức tranh toàn cảnh để có thể khiến khách hàng sẵn lòng mở hầu bao, và gắn bó với thương hiệu của bạn một cách dài lâu.

Viết một bình luận