Xu Hướng Mới Của Sampling Trong Thời Đại 4.0 (Phần 2) – Startup Việt Nam

Ở phần 1, chúng ta đã cùng tìm hiểu về khái niệm Sampling là gì và các hình thức của Sampling. Trong phần 2 này, mời các bạn cùng MOVAD tìm hiểu về xu hướng Sampling mới và những ưu – nhược điểm của nó nhé.

Xu hướng Sampling mới: Online Sampling

Phương pháp online sampling là mô hình phát mẫu thử đến tay người nhận đăng ký trước thông qua mạng internet. Với một trang mạng sampling tổng hợp, người dùng có thể vào chọn lựa sản phẩm mình muốn nhận sampling miễn phí.

Khách hàng sau khi đăng ký, có thể tìm hiểu, hoặc nhận những thông báo về mẫu thử mới đang có trên trang để đăng ký được dùng thử. Mẫu thử sẽ nhanh chóng được giao cho khách hàng sau khi yêu cầu được duyệt thành công.

Với cách làm này, doanh nghiệp sẽ có được các hồ sơ khách hàng trải rộng nhiều độ tuổi, sở thích. Và quan trọng, các mẫu thử sẽ đến được tay khách hàng tiềm năng lớn hơn.

Online sampling xuất hiện rất lâu từ nước ngoài, khởi tạo nó chỉ là hoạt động sampling mang tính phủ rộng và gắn kết chặt chẽ hơn với người dùng. Sau phát triển thành một hệ thống tập trung nhiều người dùng, sẵn sàng trải nghiệm, sẵn sàng chia sẻ thông tin.

Tại cộng đồng này, thương hiệu được tương tác với khách hàng sâu sát hơn, vì họ là những người dùng thực tế. Qua đó, gắn kết được với hành vi mua của người dùng bằng các hoạt động offline như in-store sampling, shopper-marketing, sales.

Trên thế giới, hệ thống online sampling phải kể đến các tên tuổi như FreeBies (Freebies.com), StartSampling Inc (startsampling.com & startsamplinginc.com).

Tại sao các doanh nghiệp nên áp dụng Sampling  – Ưu và nhược điểm?

Ưu điểm: Tăng trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm

Theo báo cáo thường niên của EMI (Viện tiếp thị sự kiện) chỉ ra rằng: rất nhiều doanh nghiệp có câu hỏi về động lực giúp người tiêu dùng sẵn sàng dùng thử các mẫu Sampling.

  • 81% người tiêu dùng sẽ dùng sản phẩm mẫu vì họ thích trải nghiệm, hơn nữa sản phẩm lại miễn phí nữa.
  • 49% khách hàng khác nói rằng họ thử sản phẩm vì muốn tìm hiểu chất lượng sản phẩm của công ty ra ra sao.
  • 46% người tiêu dùng lại trả lời họ yêu thích nhãn hàng này nên chắc chắn sẽ thử.

Mặc dù có nhiều lý do khác nhau thúc đẩy khách hàng thử sản phẩm, thì hoạt động Sampling đều gia tăng trải nghiệm về sản phẩm. Quyết định mua hàng của họ sau này sẽ nghiêng về các sản phẩm dùng thử chất lượng.

Ưu điểm thứ hai: Tăng niềm tin của người tiêu dùng về sản phẩm

Hiếm có cách nào để khách hàng hiểu sản phẩm hơn là Sampling. Khi khách hàng dùng thử sản phẩm của bạn, bạn sẽ đo được độ hài lòng của khách hàng qua cảm xúc của họ.

Hơn nữa, bạn có thể chứng minh được cho người dùng cà phê của công ty bạn có vị ngon, máy nghe nhạc này âm thanh rất tốt,v.v. Chỉ khi khách hàng thử sản phẩm thì những lời quảng cáo về sản phẩm của công ty bạn mới trở thành sự thật.

Khi sản phẩm của bạn có những điểm mạnh như chức năng mới, sự khác biệt sẽ giúp khách hàng quyết định chọn nhãn hàng của bạn hơn là của các đối thủ khác.

Mặt khác, ấn tượng của khách hàng về sản phẩm thường xuất hiện trong lần đầu tiên họ được trải nghiệm thử sản phẩm. Đây cũng là bước đầu tiên doanh nghiệp tạo được mối liên hệ cảm xúc giữa sản phẩm và khách hàng mục tiêu.

Mối liên hệ này là yếu tố cốt lõi trong việc phát triển và duy trì lòng trung thành của khách hàng.

Hỗ trợ xây dựng lòng trung thành của khách hàng để giảm chi phí. Chi phí tìm kiếm một khách hàng mới cao gấp 5 lần so với chi phí duy trì khách hàng cũ. Hoạt động Marketing ngoài thu hút những khách hàng mới thì các Marketer cũng nỗ lực để duy trì các khách hàng thân thiết với nhãn hàng.

Hoạt động Sampling là một trong những phương pháp hiệu quả để giữ khách hàng ở lại. Khi doanh nghiệp có các sản phẩm mới giới thiệu ra thị trường hãy mời các khách hàng cũ thử trước để họ trải nghiệm và mua sắm nhiều sản phẩm của nhãn hàng.

Hơn nữa, nhờ các khách hàng thân thiết viral marketing với mọi người, sản phẩm của bạn sẽ được biết đến và tiêu thụ nhiều hơn.

Các hoạt động marketing của doanh nghiệp không chỉ hướng tới những khách hàng mới mà còn hướng đến xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Những chuyên gia trong ngành marketing và bán hàng ước tính chi phí tìm kiếm khách hàng mới cao hơn 5 lần so với duy trì khách hàng cũ. Vì vậy, doanh nghiệp luôn tìm cách xây dựng lòng trung thành của khách hàng với công ty.

Như đã nêu trên, để khách hàng quyết định mua nhanh chóng, việc cho phép khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm là điều rất cần thiết.

Có thể thấy tập khách hàng mới có thể tăng lên đáng kể thông qua hoạt động sampling, nhờ đó doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động chăm sóc và xây dựng lòng trung thành từ phía khách hàng.

Nhược điểm: Chi phí phát sinh và liên quan cao

Có rất nhiều khoản chi phí liên quan đến việc phát hàng mẫu, đặc biệt là khi thực hiện theo cách truyền thống (thuê nhân sự phát hàng mẫu ngay tại điểm bán thực tế).

Theo đó, rất nhiều khoản chi phí như chi phí tổ chức sự kiện phát quà, chi phí sản xuất sản phẩm mẫu, tiền thuê nhân công (PB, PG, MC,..) chi phí xử lí, hỗ trợ, chi phí vận chuyển,…Do đó, doanh nghiệp phải chi tiêu rất nhiều tiền vào hoạt động này.

Tốc độ nhận phản hồi chậm, thời gian kéo dài: Nếu theo cách truyền thống, thời gian doanh nghiệp thu thập hoàn thiện dữ liệu từ khách hàng kéo dài rất lâu, thậm chí lên đến 2-3 tháng.

Bên cạnh đó, cách làm truyền thống có thể làm bóp méo nguồn dữ liệu quý từ khách hàng do quá trình chuyển tiếp phản hồi phải thông qua PG, PB, họ không đủ chuyên nghiệp để chuyển tải đầy đủ và chính xác thông điệp từ khách hàng cho doanh nghiệp.

Giới hạn về không gian và thời gian: Như đã nêu trên, hoạt động phát hàng mẫu nếu chỉ diễn ra tại điểm bán sẽ chỉ tiếp cận được một lượng nhỏ khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, doanh nghiệp chỉ có thể cầm chừng hoạt động này trong ngắn hạn vì quá tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí.

Chia sẻ của Trần Nhi

Viết một bình luận