Xây dựng thương hiệu là một trong những việc quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp dược phẩm nào, dù lớn hay nhỏ, bán lẻ, B2B.
Để phát triển thương hiệu trước tiên ta nên hiểu rõ bản chất của thương hiệu!
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu ra vấn đề!
“Thương hiệu” thực ra là gì?
Theo ông John Williams, người có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo; đồng thời là nhà sáng lập và chủ tịch của trang LogoYes.com – website thiết kế logo theo mô hình do-it-yourself (tự tay làm lấy) đầu tiên trên thế giới – chia sẻ “hiểu được tầm quan trọng của thuật ngữ “xây dựng thương hiệu” sẽ giúp bạn xây dựng thành công thương hiệu cho chính công ty mình”. Vậy bạn và doanh nghiệp của bạn đã thực sự hiệu thuật ngữ xây dựng thương hiệu hay chưa?
Nói một cách đơn giản, thương hiệu chính là lời hứa của bạn đến khách hàng. Nó cho biết họ có thể trông đợi gì từ các sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp, và nó phân biệt bạn với các đối thủ khác. Thương hiệu lấy nguồn gốc từ câu hỏi: Bạn là ai? Bạn muốn trở thành người như thế nào? Và trong mắt mọi người, bạn như thế nào?
Ví dụ: Tôi lấy đơn giản một thương hiệu dược phẩm ở Việt Nam.
Khi nhắc đến sản phẩm về sinh lý Nam giải quyết vấn đề nhanh, đa số khách hàng thường nghĩ ngay đến sản phẩm Rocket 1h
Vậy Rocket-1h đã làm gì mà khi nhắc đến vấn đề của khách hàng nhắc họ lại có câu trả lời ngay và nhanh đến như vậy; đó chính là câu chuyện thương hiệu. Rocket-1h. Họ đã làm tốt vai trò thương hiệu của mình. Họ đã thuyết phục khách hàng không chỉ đơn giản là quảng cáo mà họ còn khẳng định với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm họ cũng cấp. Giúp nam giới giải quyết vẫn đề chỉ trong 1 giờ. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm ăn theo Rocket-1h; nhưng không thể cạnh tranh với Rocket-1h vì họ đã xây dựng điểm nhấn thương hiệu tốt về chất lương sản phẩm trong mắt khách hàng.
Vậy liệu bạn có phải là người dám khác biệt, sáng tạo trong lĩnh vực mình hoạt động? Hay dày dạn kinh nghiệm và đáng tin cậy? Sản phẩm của bạn theo tiêu chí giá cao đi đôi với chất lượng; hay giá thấp nhưng mang lại giá trị cao? Bạn không thể chọn cả hai; bạn cũng không thể cung cấp tất cả mọi thứ. Việc bạn là ai dựa trên mức độ khách hàng mục tiêu muốn và cần gì ở bạn.
Nền tảng cho thương hiệu chính là logo. Từ trang web, bao bì đóng gói cho đến chất liệu quảng cáo. Tất cả cần được tích hợp vào logo của doanh nghiệp, nhằm truyền tải thông điệp thương hiệu.
Chiến lược và giá trị thương hiệu
Chiến lược thương hiệu là xác định kế hoạch giao tiếp và truyền tải thông điệp thương hiệu với những câu hỏi: làm thế nào, cái gì, ở đâu, khi nào và tới ai? Việc bạn quảng cáo ở đâu là một phần trong chiến lược thương hiệu. Kênh phân phối cũng là một phần của chiến lược đó. Khi đó, giao tiếp trực quan hay qua lời nói cũng là một phần trong chiến lược.
Xây dựng thương hiệu nhất quán và mang tính chiến lược sẽ tạo ra một thương hiệu mạnh với giá trị cao. Với phần giá trị gia tăng thêm vào các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty; bạn có thể ra giá cao hơn so với những sản phẩm tương tự nhưng lại không có thương hiệu.
Ví dụ điển hình là thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol. Panadol đã xây dựng được một thương hiệu có giá trị quá mạnh, vì thế sản phẩm của họ có giá cao hơn, và khách hàng phải trả phần cao hơn đó.
Giá trị gia tăng thực tế lên giá trị thương hiệu thường đi kèm dưới hình thức chất lượng được thừa nhận hoặc gắn kết tình cảm.
Ví dụ như viên sủi SCurma Fizzy, họ gắn các sản phẩm của mình với Mc Quyền Linh, và muốn khách hàng thích luôn sản phẩm của họ từ việc yêu quý Mc Quyền Linh. Vì vậy Scurma Fizzy bán chạy không chỉ đơn thuần nhờ tính năng sản phẩm.
Định nghĩa chính mình
Việc định nghĩa thương hiệu cũng giống như một cuộc hành trình tự khám phá; có thể đầy khó khăn, tốn thời gian và không dễ chịu chút nào. Nó cũng đòi hỏi ít nhất việc bạn có thể trả lời được các câu hỏi sau:
– Sứ mệnh của công ty là gì?
– Lợi ích và đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty?
– Khách hàng và khách hàng tiềm năng nghĩ gì về công ty?
– Những phẩm chất nào công ty cần có?
Hãy tự mình nghiên cứu. Tìm hiểu nhu cầu, thói quen và mong muốn của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Đừng phụ thuộc vào những điều bạn cho rằng khách hàng nghĩ như vậy. Hãy thực sự biết họ nghĩ gì.
Vì việc xác định thương hiệu và phát triển chiến lược thương hiệu có thể trở nên vô cùng phức tạp, hãy tận dụng ý kiến chuyên môn từ nhóm tư vấn doanh nghiệp nhỏ hoặc các công ty tư vấn chiến lược mà bạn cảm thấy tin tưởng. Khi đã xác định được thương hiệu, làm sao để tiếp thị ra thế giới bên ngoài? Sau đây là một số lời khuyên đơn giản, nhưng đã được thời gian kiếm chứng:
- Tạo ra một logo tuyệt vời: Và, hãy đặt nó ở khắp mọi nơi.
- Viết lại thông điệp thương hiệu: Thông điệp chính bạn muốn truyền tải về thương hiệu của mình là gì? Mỗi nhân viên cần phải nhận thức được đặc trưng thương hiệu của mình.
- Tích hợp thương hiệu: Mở rộng thương hiệu đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp, cách trả lời điện thoại, cách ăn mặc của bạn và nhân viên bán hàng khi gặp khách hàng, chữ ký trên email, tất cả mọi thứ.
Tạo ra “tiếng nói” cho công ty mà có thể phản ánh đúng thương hiệu của bạn:
Điều quan trọng là “tiếng nói” này cần được thể hiện trong các văn bản và kết hợp vào hình ảnh trực quan trên tất cả mọi nguyên vật liệu, dù trực tuyến hay ngoài đời thực. Thương hiệu của bạn có thân thiện với khách hàng? Nó có thanh lịch? Hãy phát triển tagline (một dạng slogan hoặc cụm từ ngắn gọn, dễ nhớ và sống động tóm tắt về một công ty hoặc một sản phẩm). Viết cái gì đó dễ nhớ, ý nghĩa và súc tích, giúp thể hiện được bản chất thương hiệu.
- Thiết kế biểu mẫu và tạo ra các tiêu chuẩn thương hiệu cho các tài liệu tiếp thị: Sử dụng cùng màu sắc, vị trí logo, cái nhìn và cảm nhận thông suốt. Bạn không cần phải cầu kỳ, nhưng hãy nhất quán.
- Hãy thành thật với thương hiệu: Khách hàng sẽ không quay trở lại hoặc giới thiệu người khác cho bạn nếu bạn không thực hiện được những điều mà thương hiệu của mình hứa hẹn.
- Hãy nhất quán: Vấn đề này liên quan đến tất cả các điều trên và là điểm lưu ý quan trọng nhất. Nếu bạn không làm được điều này, mọi nỗ lực thiết lập thương hiệu của bạn sẽ thất bại.
HÃY HIỂU ĐÚNG VỀ THƯƠNG HIỆU ĐỂ THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP BẠN NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN NHÉ !
Nguồn : Doanhnhansaigon
Làm chủ Marketing Dược tại Học viện Marketing & Sales Dược duy nhất tại Việt Nam tại:
- Website: Học viện Marketing & Sales Y Dược MPG
- Facebook: Học viện Marketing & Sales Y Dược MPG